Trong quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, sẽ không tránh khỏi những lúc hàng hóa bị hư hỏng vì nhiều lý do khác nhau.Hàng hóa hư hỏng có thể phân loại thành các nhóm sau:
1. Hàng thực phẩm hư hỏng
2. Hàng dược phẩm hư hỏng
3. Mỹ phẩm hư hỏng
4. Hóa chất hư hỏng
5. Máy móc thiết bị hư hỏng
6. Thức ăn gia súc hư hỏng
7. Trang phục lỗi thời, hư hỏng
8. Nguyên phụ liệu dư thừa, hư hỏng
Việc xử lý tiêu hủy hàng hóa hư hỏng cần được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Tùy vào đặc tính lý hóa của từng nhóm hàng, VINAUSEN đề xuất phương pháp tiêu hủy hàng hóa phù hợp nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện môi trường. Các phương pháp tiêu hủy được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều phương pháp theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Làm phân compose: Thực phẩm hư hỏng, thực phẩm quá hạn sử dụng, nguyên liệu thực phẩm hư hỏng, thức ăn gia súc hư hỏng
2. Xử lý Hóa – Lý – Sinh tại hệ thống xử lý nước: Các hóa chất, thực phẩm dạng lỏng có nhiều thành phần vô cơ hoặc không phù hợp để làm phân compost
3. Phá hủy hình dạng, tái chế: Các loại bao bì, nguyên phụ liệu may mặc, máy móc thiết bị không còn nhu cầu sử dụng…
4. Đốt tiêu hủy: Sản phẩm cần đốt tiêu hủy hoàn toàn.
5. Chôn lấp tại bãi chôn lấp an toàn: Các sản phẩm vô cơ khác.
Toàn bộ quá trình tiêu hủy hàng hóa được thực hiện tại nhà máy xử lý chất thải của VINAUSEN (KCN Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM), có camera giám sát 24/24 nhằm bảo đảm không một sản phẩm nào có thể bị tuồn ra ngoài thị trường.
Chúng tôi khuyến khích Quý khách hàng cử người giám sát toàn bộ quá trình tiêu hủy để bảo đảm tính khách quan.
Kết thúc việc tiêu hủy, VINAUSEN sẽ phát hành “Biên bản giám sát tiêu hủy” và/hoặc “Giấy xác nhận hoàn tất tiêu hủy” có hình ảnh/video đính kèm. Đây là chứng từ pháp lý để Quý khách hàng cung cấp cho cơ quan thuế để tính vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (theo Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính).